Cụm động từ: Quy tắc, cách sử dụng và ví dụ

Cụm động từ: Quy tắc, cách sử dụng và ví dụ

Cụm động từ là gì?

Cụm động từ là một nhóm từ chỉ một hành động. Cụm động từ bao gồm một động từ theo sau là một giới từ hoặc một trạng từ.

  • Melissa got on the bus.
  • We look forward to the new business venture.
  • The athlete passed out after running 10 kilometers.

Cụm động từ được sử dụng giống như động từ thông thường trong câu. Ngoài ra, chúng ta thường sử dụng chúng trong văn nói và trong tình huống thân mật. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên tránh sử dụng những cụm động từ này trong văn bản trang trọng. Bởi vì các cụm động từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau, điều này có thể dẫn đến một ngữ cảnh không rõ ràng. Nhưng vẫn còn nhiều điều chúng ta cần biết. Bạn có muốn tìm hiểu thêm về cụm động từ? Hãy kiểm tra các quy tắc này.

Quy tắc của cụm động từ.

1. Nhiều cụm động từ có nghĩa khác nhau xuất phát từ động từ gốc

Sự kết hợp các từ này tạo thành một cụm từ nhất định mang lại một ý nghĩa mới. Chúng ta hãy lấy những câu này làm ví dụ để so sánh:

  • We have to get the documents.
  • Men easily get over certain illnesses.

Động từ gốc là “get” có nghĩ là lấy thứ gì đó. Tuy nhiên, khi thêm vào một thành phần phụ thì ý nghĩa của nó thay đổi. Trong trườn hợp này, cụm động từ “get over” có nghĩa là vượt qua một cơn bệnh.

Ví dụ khác:

  • The little girl broke down when her puppy died. (break down = mất đi kiểm soát về mặt cảm xúc)
  • We ran out of drinking water. (run out = không còn.)
  • My friends had to put off their trip due to the pandemic. (put off = trì hoãn.)

2. Các cụm nội động từ không thể tách rời vì chúng không cần tân ngữ.

Tương tự như động từ thông thường, những động từ này có thể được phân loại là ngoại động từ hoặc nội động từ. Vì nội động từ  không đi kèm với bất kỳ tân ngữ nào, nên không thể tách riêng động từ và phần đi kèm.

Ví dụ:

The Smith family always comes back to this place every year. (come back = trờ lại)
My father wakes up very early. (wake up = thức dậy)
The players showed up during the rehearsal. (show up = có mặt)
She often shops around before finally buying the items. (shop around = Đi đến những cửa hàng khác nhau.)
The color of this shirt wears off easily. (wear off = phai đi, nhạt đi, phai màu)

3. Một số cụm ngoại động từ có thể tách rời hoặc không thể tách rời.

Vì các cụm động từ cần tân ngữ đi kèm, nên một số trong số chúng có thể được tách rời hoặc ghép lại với nhau. Hãy kiểm tra các câu sau:

  • Câu 1: Chuck Feeney gave away his money to charity.
  • Câu 2: Chuck Feeney gave his money away to charity.
  • Câu 3: Chuck Feeney gave it away to charity.

Lưu ý rằng trong câu đầu tiên, chúng ta có thể giữ nguyên động từ và từ phụ trong khi theo sau là tân ngữ. Trong câu thứ hai, cũng có thể có động từ và từ phụ được ngăn cách bởi tân ngữ. Tuy nhiên, khi sử dụng một đại từ cho tân ngữ, cụm động từ phải được tách ra. Do đó, nói “Chuck Feeney gave away it to charity.” là không chính xác.

Ví dụ khác:

call off (Hủy một cuộc họp hay một sự kiện)

  • 1st: The manager called off the meeting.
  • 2nd: The manager called the meeting off.
  • 3rd: The manager called it off.

fill out (điền vào một phiếu mẫu hoặc văn bản)

  • 1st: Fill out the request form before paying.
  • 2nd: Fill the request form out before paying.
  • 3rd: Fill it out before paying.

put on (mặc vào)

  • 1st: We should put on a coat in winter.
  • 2nd: We should put a coat on in winter.
  • 3rd: We should put it on in winter.

4. Một số cụm ngoại động từ không thể tách rời.

Có những cụm ngoại động từ, trong đó động từ luôn đi cùng với từ phụ đứng sau nó.

Ví dụ:

  • Students go over their answers before submitting their examination sheets. (go over = xem lại)
  • Parents look after their children. (look after = chăm sóc)
  • Jason ran into his long-lost friend. (run into = tình cờ gặp mặt)
  • With the way you speak, you take after your mother. (take after = giống ai đó)
  • Wendy can’t get over her past relationship. (get over = vươt qua một thời gian tồi tệ)

5. Cụm động từ gồm 3 từ không thể tách rời

Một số cụm động từ được hình thành với hai phần phụ theo sau động từ. Ngoài ra, các loại này không thể tách rời.

Ví dụ:

  • We came up with a better strategy for the upcoming project. (come up with = Nảy ra ý tưởng)
  • Laughing can get rid of wrinkles. (get rid of = loại bỏ)
  • Children look up to their teachers. (look up to = tôn trọng)
  • I can’t put up with this noise! It’s too much! (put up with = chịu đựng)
  • Our childhood memories make us laugh whenever we think back on them. (think back on = gợi nhớ lại)

Tóm tắt

  • Cụm động từ là một nhóm từ chỉ hành động. Nó bao gồm một động từ và theo sau là một từ phụ là giới từ hoặc một trạng từ.
  • Hơn nữa, chúng ta thường sử dụng chúng trong văn nói và trong môi trường thân mật.
  • Phrasal verbs có nghĩa khác với động từ gốc.
  • Các cụm nội động từ không thể tách rời.
  • Một số loại cụm động từ này có thể tách rời hoặc không thể tách rời, trong khi những cụm động từ khác luôn không thể tách rời. Tuy nhiên, khi sử dụng một đại từ cho tân ngữ, cụm động từ phải được tách ra.
  • Cuối cùng, cụm động từ ba từ không thể tách rời.
Ellie

Recent Posts

20 Biện Pháp Tu Từ Thú Vị Nhất Trong Tiếng Anh: Nâng Cao Kỹ Năng Viết Sáng Tạo Của Bạn​

The various types of Figures of Speech in English are your friends in adding colors…

4 months ago

21 Nguyên tắc cần thiết để sử dụng Mạo từ trong tiếng Anh​

21 Nguyên tắc cần thiết để sử dụng Mạo từ trong tiếng Anh Bạn nhận…

5 months ago

Nắm vững 8 động từ khuyết thiếu thường dùng

Nắm trọn 8 động từ khuyến thiếu thường dùng trong tiếng Anh Giới thiệuTiếng Anh…

5 months ago

Học thì quá khứ trong tiếng Anh: 5 cách học ghi nhớ lâu

Học thì quá khứ trong tiếng Anh: 5 mẹo để ghi nhớ lâu dài “What…

5 months ago

20 tiền tố phổ biến: ý nghĩa và ví dụ

20 Tiền tố phổ biến trong tiếng Anh: ý nghĩa và ví dụ Tiếng Anh…

5 months ago

3 thì hoàn thành trong tiếng Anh: cách dùng, ý nghĩa và ví dụ

3 thì hoàn thành trong tiếng Anh: ý nghĩa, cách sử dụng và ví dụ:…

5 months ago